GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết vấn đề rối loạn tâm thần rất phổ biến trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần. Cứ sau 40 giây lại có một người chết do tự tử. Khoảng 50% các rối loạn tâm thần bắt đầu từ năm 14 tuổi.
Tại Việt Nam, các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em như lo lắng, trầm cảm, cô đơn và rối loạn tăng động giảm chú ý... chiếm khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Tháng 10/2021, WHO, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT công bố kết quả Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam, được nghiên cứu trên quy mô gần 8.000 học sinh từ 13-18 tuổi của 81 trường ở 20 tỉnh, thành.
Theo đó, 12,59% học sinh thường xuyên, luôn luôn cảm thấy cô đơn và 16,81% thường xuyên khó tập trung vào làm bài tập về nhà, trong khi hơn 15% học sinh thực sự nghĩ đến ý định tự tử.
Cuối năm 2022, tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng một số đơn vị cũng công bố một báo cáo về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trường học với khảo sát trên 1.000 học sinh, giáo viên và phụ huynh.Gần 50% trẻ tham gia khảo sát này cho rằng cha mẹ khắt khe và áp lực thất bại trong học tập là hai tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các em.
Đừng chủ quan với Sức khỏe tâm thần của con trẻ
Nhiều cha mẹ khi thấy con có biểu hiện bất thường về tâm lý thường cho rằng con đang "làm quá", nhưng đó cũng có thể là triệu chứng sớm cảnh báo tình trạng bất ổn về tinh thần nguy hiểm hơn.
Thạc sĩ, tâm lý gia Phan Thị Hoài Yến, Khoa Tâm thể, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM), sẽ đưa ra đánh giá về con số này, đồng thời đưa ra góc nhìn thực tế về tình trạng này.
Kỳ 3: Nhiều học sinh từng có ý định tự tử: Đừng giật mình!